![]() |
Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng phát biểu tại hội nghị. Ảnh: XT. |
Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng đã khẳng định như vậy tại buổi thông tin khoa học "Một số thành tựu mới trong nghiên cứu lịch sử Việt Nam" tổ chức sáng 22/2.
Theo Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, những gì các nhà sử học băn khoăn cũng là những vấn đề mà người làm công tác tuyên giáo phải đối mặt, trao đổi để giải quyết, thậm chí cũng tranh luận gay gắt với nhau.
Trưởng ban Tuyên giáo cũng mong muốn, bộ Lịch sử Việt Nam đang được biên soạn sẽ trở thành bộ sử có tính chất thống nhất, chính thống thể hiện sự nhìn nhận khách quan, công tâm, trung thực đối với sự kiện lịch sử và nhân vật lịch sử, diễn tiến của cả quá trình lịch sử của dân tộc.
“Việc tranh luận là cần thiết để giải quyết vấn đề và cũng có thể coi đó như một phần không thể thiếu, tiến tới góp phần cho bộ sử hoàn thành, khi ra đời nhận được sự đồng thuận của nhân dân” – Trưởng ban Tuyên giáo khẳng định.
Đã đến lúc làm rõ công tội của nhà Nguyễn
Trong bài trình bày trước đó, GS Phan Huy Lê điểm lại nhiều thành tựu nghiên cứu mới của giới sử học Việt Nam theo suốt chiều dài lịch sử từ thời cổ đại cho tới hiện nay.
Chẳng hạn về thời kỳ cổ đại, chúng ta có các nghiên cứu về văn hóa Sa Huỳnh và Óc Eo của các dân tộc thiểu số, hay thời kỳ Bắc thuộc đã có phát hiện mới về cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan…
Nhiều hiện tượng, sự kiện, nhân vật trong lịch sử cũng đã được nhìn nhận lại, như công tội đối với nhà Hồ, nhà Mạc, hay đặc biệt là với nhà Nguyễn và các phong trào đầu thế kỷ 20.
GS Phan Huy Lê dành khá nhiều thời gian để nói về “công - tội” của nhà Nguyễn. Ông cho biết, vừa qua đã có một cuộc hội thảo quy tụ tới 500 nhà khoa học trong cả nước về nhà Nguyễn, tranh luận khá gay gắt.
Theo GS Phan Huy Lê, thời kỳ chúa Nguyễn có nhiều công lao tích cực phải nhìn nhận như việc khai phá phía nam, mở mang bờ cõi. Đến thời nhà Nguyễn đã có công khai phá Đồng bằng Sông Cửu Long.
Nhà Nguyễn cũng là triều đại đã định hình xong lãnh thổ của Việt Nam và cơ bản giống lãnh thổ Việt Nam hiện nay, từ cực Bắc tới Cà Mau, từ Tây Nguyên ra tới biển và quan trọng hơn cả là đã bao gồm cả Hoàng Sa và Trường Sa.
“Công lao của nhà Nguyễn về phương diện này không ai có thể chối cãi” – GS Lê khẳng định. Ngoài ra, nhà Nguyễn cũng có vai trò trong việc thống nhất đất nước cũng như xây dựng hệ thống hành chính quốc gia chặt chẽ.
“Gia Long cũng là ông vua đầu tiên với tư cách là hoàng đế của Việt Nam công bố chủ quyền với Hoàng Sa và Trường Sa. Trước đó, chúng ta đã thực thi chủ quyền nhưng chưa công bố” - lời GS Lê.
GS Phan Huy Lê cũng cho biết, việc triều Nguyễn đặt Hoàng Sa, Trường Sa trực tiếp dưới sự quản lý của triều đình trung ương cho thấy vị trí quan trọng của Hoàng Sa và Trường Sa đồng thời để lại kho tư liệu cục kỳ quý giá phục vụ việc tăng cườngcông bố chủ quyền đối với 2 quần đảo này.
GS cũng cho biết, trước đây, trong những bối cảnh lịch sử nhất định, chúng ta chủ yếu phê phán nhà Nguyễn, do đó, đã đến lúc phải nhìn rõ công tội của nhà Nguyễn.
“Nhìn nhận về lịch sử phải hết sức khách quan và chỉ những gì là khách quan của lịch sử mới tồn tại lâu dài được. Còn những điều mà trong một tình thế nào đó ta phải tôn vinh hoặc hạ thấp thì chỉ tồn tại trong điều kiện nhất định nào đó" - GS Phan Huy Lê nói.
"Sứ mạng cao cả nhất của sử học là làm thế nào để tạo nên được những trang sử trung thực, khách quan. Chỉ có sử liệu lịch sử thực sự mới có sức thu hút bạn đọc" - ông nói thêm.
![]() |
GS Phan Huy Lê phát biểu tại hội nghị. Ảnh: XT. |
Những khoảng trống lịch sử nguy hiểm
Theo Chủ tịch danh dự Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, hiện nay, nhận thức lịch sử chưa thực sự là toàn bộ và toàn diện.
Khi chúng ta viết lịch sử Việt Nam, vẫn chưa vượt qua được quan điểm truyền thống, nặng về lịch sử người Việt chứ chưa nhắc tới các dân tộc khác dù Việt Nam có tới 54 dân tộc.
Bên cạnh đó, trên cả nước, chỉ có lịch sử miền Bắc được trình bày ngọn nguồn từ thời nguyên thủy còn lịch sử của Nam Bộ thì chỉ mới bắt đầu từ thế kỷ 16. Toàn bộ thời gian trước đó chúng ta bỏ trống.
“Điều này đã tạo nên một khoảng trống lịch sử cực kỳ nguy hiểm” – GS Lê cho hay.
“Khoảng trống này dẫn đến nhận thức hết sức tuỳ tiện và đặc biệt nguy hiểm. Không ít người tận dụng cơ hội đó để đưa ra những luận điểm bất lợi cho chủ quyền lãnh thổ Việt Nam hiện nay” – GS nhận định.
Chủ tịch danh dự Hội Khoa học lịch sử Việt Nam kể, sau 1975 ông vào miền Nam thì có trí thức nói với ông rằng, họ băn khoăn vì sống ở miền Nam nhưng khi nhân dân hỏi không biết trả lời thế nào.
“Nếu nói từ thế kỷ 17 người Việt vào khai phá Nam Bộ thì người ta sẽ đặt câu hỏi ngược lại: Vậy lịch sử của Nam Bộ, của Sài Gòn trước đó thế nào? Không lẽ từ trên trời rơi xuống?” – GS Phan Huy Lê nói.
GS cho rằng, nhận thức như vậy là sai ở hai bình diện: Thứ nhất nước ta có 54 dân tộc anh em mà chỉ viết về lịch sử người Việt, gạt bỏ các dân tộc khác, không tôn trọng sự đóng góp của họ. Thứ hai, lịch sử của bất cứ quốc gia dân tộc nào đều phải xuất phát từ lãnh thổ hiện nay để viết sử chứ không thể từ một bộ phận nào hay từ một phía nào.
“Điều này chúng tôi phải tự nhân trách nhiệm trước nhân dân, trước Đảng và Nhà nước” – GS Lê bày tỏ.
Từ đó, GS Lê cho rằng, cần phải xác lập một nguyên lý mới trong nhận thức lịch sử: Đó là nhận thức toàn bộ và toàn diện về lịch sử Việt Nam.
Có thể tóm tắt là xuất phát từ lãnh thổ Việt Nam hiện nay đã được khẳng định và được nhiều tổ chức quốc tế công nhận, tất cả những gì diễn ra trên lãnh thổ này, kể cả đất liền, hải đảo và hải phận đều là một bộ phận của lịch sử và văn hoá Việt Nam.
Vì vậy, lịch sử Việt Nam không chỉ là lịch sử của một bộ phận người Việt mà là lịch sử của tất cả các dân tộc nằm trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam, trong đó bao gồm cả các dân tộc trước đây đã từng có nhà nước riêng như người Chăm, người Khmer.
"Tất cả các nền văn hoá đã từng tồn tại trên lãnh thổ Việt Nam đều là di sản của văn hoá VN, đều là bộ phận tạo thành của văn hoá Việt Nam" - GS Phan Huy Lê nói.
GS cho rằng, nhận thức như vậy sẽ giải quyết được hàng loạt vấn đề từ lịch sử cổ đại cho tới hiện đại của Việt Nam.
Lịch sử hiện đại của chúng ta thiên về lịch sử chống ngoại xâm. Theo GS Lê, việc viết về lịch sử chống ngoại xâm nhiều là đúng vì có tới hơn một nửa thời gian tồn tại của nhà nước Việt Nam là chống ngoại xâm và đô hộ. Tuy nhiên, lịch sử Việt Nam không chỉ có chống ngoại xâm mà phải gồm cả lịch sử xây dựng đất nước.
Bên cạnh đó, việc trình bày lịch sử chống ngoại xâm cũng mới chỉ trình bày một mặt là mặt phía ta, mặt thắng lợi còn phía địch thì chưa được nghiên cứu một cách sâu sắc. Trong khi đó, việc trình bày lịch sử xây dựng đất nước vẫn còn nặng về chính trị.
Theo GS Phan Huy Lê, trong bộ Lịch sử Việt Nam đang được biên soạn, cần phải trình bày về lịch sử Việt Nam theo quan điểm đầy đủ, toàn diện. “Khuynh hướng hiện nay là lịch sử xã hội, đi vào cuộc sống của con người trong cộng đồng xã hội. Chúng ta có tới 54 dân tộc, điều này không dễ nhưng phải cố gắng làm được” – GS Lê nói. “Đó là tính toàn bộ và toàn diện của lịch sử”.
Lê Văn
" alt=""/>Luôn nhìn vào lịch sử để nhận ra bài học xây dựng, bảo vệ đất nướcCảnh báo phạt nặng được dán trên vỏ hộp iPhone 14. Ảnh: Weibo.
Các đại lý bán lẻ ủy quyền phải thực hiện đúng các thỏa thuận với Apple về việc bán hàng. Một trong số đó là việc không được kích hoạt máy trước thời hạn mở bán toàn cầu. Tại Việt Nam, nhà phân phối sẽ vận chuyển iPhone mới tới đại lý khoảng 1-2 ngày trước thời điểm mở bán.
Theo chia sẻ từ các đại lý ủy quyền, đặc quyền như trên chỉ được áp dụng với đối tác Apple. Ở các cửa hàng nhỏ lẻ, việc phân phối sẽ diễn ra trong ngày phát hành.
Ở các thế hệ trước, một số hệ thống tại Việt Nam tổ chức giao iPhone cho người dùng ngay trong đêm trước ngày mở bán. Tuy nhiên, cửa hàng yêu cầu khách nhận máy sớm tuyệt đối không được kích hoạt.
Việc kích hoạt lần đầu chiếc iPhone sẽ được liên kết thiết bị với máy chủ Apple. Do đó, hành động sử dụng máy trước thời điểm phát hành toàn cầu có thể dễ dàng được Táo khuyết phát hiện.
Số lượng máy kích hoạt tại đại lý cũng là một chỉ số quan trọng đối với các hệ thống bán lẻ. Apple dựa vào yếu tố này để đánh giá mức độ hiệu quả trong vận hành của đối tác. Qua đó, công ty sẽ phân bổ lượng hàng hóa phù hợp.
Trong năm 2021, nhiều nhà bán lẻ tại Việt Nam yêu cầu người dùng kích hoạt iPhone 13 vừa mua ngay tại cửa hàng. Đại lý cho biết việc này nhằm giảm thiểu tình trạng đầu cơ, bán lại thiết bị trong giai đoạn thiếu hàng. Mặt khác, chỉ số kích hoạt cao còn giúp hệ thống được ưu tiên nhập hàng các đợt sau.
Theo những người chuyên kinh doanh máy xách tay, việc “rò rỉ” những chiếc iPhone mới từ nhà phân phối Singapore, Hong Kong thường xuyên xảy ra. Những chiếc máy được vận chuyển về Việt Nam trước ngày phát hành quốc tế, sẽ có bán với giá cao hơn bình thường hàng chục triệu đồng.
(Theo Zing)
Thay vì sản xuất hoàn toàn tại Trung Quốc, Apple có kế hoạch sản xuất iPhone 14 ở Ấn Độ, bước tiến quan trọng đa dạng hóa chuỗi cung ứng trong bối cảnh quan hệ giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới chưa có dấu hiệu cải thiện.
" alt=""/>Đại lý Trung Quốc phạt 30.000 USD nếu kích hoạt iPhone 14 sớmTrên trang cá nhân, sau khi tuyên bố sẽ trở lại hoạt động nghệ thuật bằng kênh YouTube riêng, Hiệp Gà đã nhận được nhiều động viên từ phía bạn bè, đồng nghiệp trong đó có NSƯT Chí Trung với bình luận "nói giữ lời". Khi nhận được lời bình ngắn gọn đó, Hiệp 'Gà' cho biết đó là câu nói mà anh muốn nghe nhất và cũng là động lực để bản thân cố gắng.
![]() |
Hiệp Gà trở lại và sẽ hoạt động nghệ thuật cần mẫn hơn. |
Chia sẻ về người anh thân thiết, đạo diễn Đức Thịnh (vai Sơn Sọ phim Đội đặc nhiệm nhà C21) cho hay, Hiệp Gà gặp nhiều khó khăn trong việc quay trở lại với showbiz Việt sau khi thụ án. Thậm chí, nam diễn viên hài nổi tiếng từng muốn từ bỏ tất cả.
"Ngày xưa tứ trụ hài Bắc trẻ gồm Công Lý - Tự Long - Xuân Bắc và ... Hiệp Gà là những gương mặt mình mê nhất trong làng hài. Tình cờ, anh là trợ lý đạo diễn cho chính bộ phim Đội đặc nhiệm nhà C21 nên có duyên đi diễn nhiều với anh. Quý anh ở nét hài duyên hiếm thấy nhưng vừa thương vừa giận anh vì quãng thời gian nhúng chàm và đi trại mất 2 năm.
Anh Hiệp vật lộn với rất nhiều khó khăn khi quay trở lại, có lúc mất hết phương hướng và muốn kiếm việc gì đó đủ để nuôi 2 con. Thế nhưng vì biết anh còn làm được nhiều hơn thế nên mình đã động viên anh kiên trì làm nghề. Kênh YouTube riêng là khởi động cho sự trở lại nghệ thuật của anh", đạo diễn Đức Thịnh chia sẻ.
Nghệ sĩ Hiệp 'Gà'. |
Hiệp Gà tên thật là Dương Đức Hiệp, từng là gương mặt trẻ đình đám của làng hài phía Bắc những năm 2003, 2005. Từ chàng sinh viên nghèo phải làm bốc vác để có tiền trang trải, Hiệp Gà trở thành diễn viên của Nhà hát Tuổi trẻ và là một trong hai người giành giảiDiễn viên trẻ triển vọng năm 2003.
Tuy nhiên, nổi tiếng đi kèm với tai tiếng khi nam diễn viên dính vào ma tuý, phải thụ án 2 năm. Sau chuỗi ngày hoà nhập cộng đồng, Hiệp Gà gặp khó khăn trong công việc cũng như hôn nhân.
Sau khi ly hôn người vợ thứ ba, cuộc sống của anh có nhiều thay đổi. Hiệp Gà dành thời gian cho công việc, đóng phim và đi diễn. Anh hiện "gà trống nuôi con". Hiệp Gà từng chia sẻ, trải qua nhiều sóng gió hôn nhân, anh không có ý định đi bước nữa.
Hiệp Gà vào vai Gia Cát Dự trong Táo quân 2010
Ngân An
Hiệp Gà bất ngờ đăng hình ảnh nằm viện và tự động viên mình cố lên.
" alt=""/>Cuộc sống của Hiệp 'gà' sau những ngày trượt dài với scandal